lam viec nhieu tu may tinh 1

4 Bệnh thường gặp về mắt ở trẻ nhỏ các bậc cha mẹ không thể không biết

Ngày đăng: 26/01/2022

Chia sẻ:

Dưới đây là những thông tin chia sẻ của TS.BSCK II Trịnh Thị Bích Ngọc – Nguyên là PGĐ Bệnh viện Mắt Hà Nội về một số bệnh thường gặp về mắt ở trẻ nhỏ: 1. Bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh · Nguyên nhân: Theo kết quả nghiên cứu của nhiều chuyên gia...

Dưới đây là những thông tin chia sẻ của TS.BSCK II Trịnh Thị Bích Ngọc – Nguyên là PGĐ Bệnh viện Mắt Hà Nội về một số bệnh thường gặp về mắt ở trẻ nhỏ:

1. Bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh

· Nguyên nhân: Theo kết quả nghiên cứu của nhiều chuyên gia nhãn khoa, trong khoảng 10000 trẻ sơ sinh, có khoảng 3 – 4 bé thị lực bị ảnh hưởng do đục thủy tinh thể, và có tới 1/3 trong số đó các bác sĩ không tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh. Các chuyên gia y tế hàng đầu thế giới cho rằng, bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh có thể do yếu tố di truyền, rối loạn chuyển hóa, hoặc trong quá trình sinh hoặc mang thai mẹ bị nhiễm khuẩn.

duc20thuy20tinh20the

· Triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể: Cha mẹ để ý thấy mắt bé có ánh hồng, khi soi đèn thấy có ánh trắng trong mắt. Đối với chứng bệnh này, cha mẹ cần phải phát hiện sớm, điều trị càng sớm càng tốt giúp tăng khả năng phục hồi cho bé, tránh chần chừ để lâu không thể khôi phục thị lực cho bé.

2. Bệnh ung thư võng mạc

Đây là chứng bệnh có khối u ác tính nguyên phát thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là những bé dưới 3 tuổi. Trẻ có thể bị ở một bên hoặc hai bên mắt.

benh nhuoc thi la gi

Ung thư võng mạc mắt là bệnh ung thư phôi (mầm mống bệnh có từ bào thai) có để lại di chứng nguy hiểm (mù lòa, khối u di căn lên não theo dây thần kinh thị giác, dẫn đến tử vong…) nếu không được phát hiện kịp thời. Để phòng ngừa chứng bệnh này, theo TS. BSCK II Trịnh Thị Bích Ngọc, các bậc phụ huynh nên đưa con đi khám định kì ít nhất 6 tháng/lần trong vòng 3 năm đầu. Theo dõi sát sao các biểu hiện bất thường ở mắt của bé.

3. Glôcôm bẩm sinh (cườm nước)

Đây là chứng bệnh phát sinh do củng mạc ở mắt trẻ đàn hồi nhiều nên khi áp lực trong mắt tăng lên làm cho mắt giãn lồi, dẫn đến giác mạc to hơn bình thường. Lúc này giác mạc sẽ tiếp tục xuất hiện nếp gấp. Sau đó, dần dần giác mạc bị phù và đục. Bố mẹ có thể nhận biết chứng bệnh này bằng cách quan sát mắt của con, thấy mắt trẻ to ra bất thường, mắt đục không có độ trong suốt, trẻ thường hay nheo mắt khi tiếp xúc với ánh sáng (thậm chí sợ sáng), chảy nước mắt sống. Bố mẹ cần đưa con đi khám ngay nếu có các triệu chứng trên, tránh để lâu có thể dẫn tới biến chứng mù lòa.

4. Nhược thị

Nhược thị là hiện tượng suy giảm thị lực ở một hoặc hai bên do tật khúc xạ, lác hoặc một số bệnh lý khác ở mắt gây nên. Trẻ bị nhược thị thường có dấu hiệu nghiêng đầu vẹo cổ khi quan sát, hay nheo mắt, có trường hợp trẻ kêu mỏi mắt, đau nhức. Để phát hiện chính xác bé có bị nhược thị hay không, bố mẹ cần đưa con đi khám sàng lọc ngay khi có biểu hiện bất thường ở thị lực. Việc phát hiện sớm tình trạng nhược thị của bé rất quan trọng, bởi thời điểm phát hiện bệnh có thể quyết định tới việc có khôi phục lại thị lực cho bé hay không. Trẻ phát hiện nhược thị càng sớm thì cơ hội chữa khỏi bệnh hoàn toàn càng cao và ngược lại. Do đó, thói quen đi kiểm tra mắt định kì cho trẻ đóng vai trò quan trọng nhé các bậc phụ huynh!

phong kham mat o ha noi mat bich ngoc2

Các bệnh này rất khó phát hiện do dấu hiệu nhận biết mờ nhạt, ít được cha mẹ chú ý, nhưng lại vô cùng nguy hiểm, gây giảm thị lực, thậm chí mù vĩnh viễn. TS.BSCK II Trịnh Thị Bích Ngọc – Nguyên PGĐ Bệnh Viện Mắt Hà Nội cảnh báo, một số bệnh mắt bẩm sinh có thể ảnh hưởng lớn đến thị lực của trẻ là quặm bẩm sinh, glocom bẩm sinh, đục thể thủy tinh bẩm sinh.

Bài viết cùng chủ đề: