1. Cận thị là gì?
Cận thị là một tật của khúc xạ ở mắt. Người bị cận thị sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn và ghi nhận các chi tiết hình ảnh ở xa, phải cố gắng điều tiết như nheo mắt để có thể thấy rõ. Đây là một tật khúc xạ thường gặp nhất đặc biệt là ở lứa tuổi đi học và thanh thiếu niên.
Cận thị là tật khúc xạ ở mắt gặp nhiều ở lứa tuổi đi học gây khó khăn khi nhìn xa.
Mắt đóng vai trò là một thấu kính hội tụ và “hứng” ảnh lên trên võng mạc, thông qua các tế bào thụ cảm và thần kinh thị giác sẽ giúp não bộ nhận biết được hình ảnh. Ảnh của vật thông qua thấu kính của mắt cận thị sẽ nằm phía trước võng mạc thay vì tại võng mạc, do đó ảnh sẽ bị mờ.
Trong quang vật lý học, điểm cực viễn là điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn rõ khi không điều tiết, điểm cực cận là điểm gần nhất mà mắt có thể ghi nhận ảnh rõ nhất sau khi điều tiết tối đa.
Đối với mắt bình thường, điểm cực viễn sẽ là ở vô cực, điểm cực cận sẽ vào khoảng 25 cm. Còn ở mắt cận thị thì cả điểm cực cận và cực viễn đều bị dời gần lại. Khi đó, người ta sẽ xác định được độ cận diop bằng phép tính 1/OCv (OCv là khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn).
2. Dấu hiệu của cận thị nhẹ dễ phát hiện
Triệu chứng ban đầu của cận thị là mau mỏi mắt, nhìn xa bị nhòe, thường phải nheo mắt, rất dễ đau đầu.
Thông thường, các dấu hiệu khi bị cận thị nhẹ dễ bị bỏ qua do nhầm lẫn với các dấu hiệu của sự căng thẳng, mệt mỏi. Tuy nhiên, cận thị thường xuất hiện ở trẻ em trong độ tuổi từ 8 đến 12 tuổi chưa tự ý thức phát hiện tình trạng cận ban đầu. Vì vậy, phụ huynh nên để ý đến con cái qua các dấu hiệu lúc cận thị nhẹ để có những biện pháp khám và can thiệp kịp thời, tránh để cận thị tiến triển nặng gây ảnh hưởng đến cuộc sống.
Một số dấu hiệu phát hiện cận thị sớm dưới đây:
- Nhìn mờ với các vật ở xa: Đây là dấu hiệu của cận thị đặc trưng và phổ biến nhất. Khi bị cận sẽ khiến người bệnh phải tiếp cận gần các vật thì mới có thể nhìn rõ. Điển hình như khi ở một khoảng cách xa nhất định, người bị cận thị không thể nhận ra các biển báo, khuôn mặt. Với những trẻ đang đi học, cận thị khiến trẻ không thể nhìn thấy chữ trên bảng, thường xuyên cúi sát mặt xuống bàn để đọc, viết. Bên cạnh đó, những người bị cận thị thường được phát hiện khi xem tivi, điện thoại, máy tính ở khoảng cách gần hơn bình thường, dễ bị mỏi điều tiết.
- Thường xuyên nheo mắt: Khi mắt nhìn mờ, người cận thị thường có thói quen nheo mắt để nhìn rõ hơn. Lý do là vì nheo mắt sẽ làm thay đổi hình dạng không gian ánh sáng đi qua và tạo nên hình ảnh sắc nét trên võng mạc.
- Nhanh mỏi mắt: Khi bị cận thị nhưng chưa đeo kính, trẻ phải liên tục điều chỉnh cơ mắt, nheo mắt để nỗ lực nhìn những vật ở xa. Điều này khiến cơ mắt phải làm việc và hoạt động nhiều, dẫn đến mỏi mắt. Mỏi mắt khiến trẻ phải nháy mắt liên tục; cũng có thể dẫn đến đau đầu, mệt mỏi, chảy nước mắt, ngứa hoặc khô mắt.
Trẻ hay bị mỏi mắt, thường xuyên dụi mắt khi học tập và sinh hoạt thường là dấu hiệu cả cận thị.
- Nhức đầu cũng là một dấu hiệu của cận thị mà rất nhiều người dễ bỏ qua. Nếu trẻ hay than phiền về những cơn nhức đầu thường xuyên thì bạn đừng nên xem thường. Bởi nhức đầu đôi khi lại là hậu quả của việc căng mắt lâu ngày mà nguyên nhân thường gặp là do cận thị. Tuy nhiên, nhức đầu cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác. Hãy theo dõi cơn đau đầu của trẻ, nếu nó vẫn kéo dài thì hãy thăm khám càng sớm càng tốt.
- Thường xuyên dụi mắt là một dấu hiệu dễ nhận biết cho phụ huynh để phát hiện cận thị ở trẻ nhỏ. Dụi mắt có thể là do trẻ khó chịu hoặc bị mỏi mắt khi xem tivi, sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian dài. Hãy giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử cho trẻ để xem triệu chứng này có được cải thiện hay không. Nếu thấy trẻ vẫn hay dụi mắt, hãy cho trẻ đi khám để đánh giá thị lực.
- Gặp khó khăn khi tham gia giao thông: Khi bị cận thị, việc lái xe có thể gặp khó khăn do tầm nhìn xa bị giới hạn. Ngoài ra, khi lái xe vào ban đêm, trong điều kiện thiếu ánh sáng, mọi thứ xung quanh bị mờ nhòe, không thể nhìn rõ các phương tiện khác, biển báo, ổ gà, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khi tham gia giao thông.
- Giảm hứng thú khi tham gia thể thao hoặc các hoạt động khác đòi hỏi tầm nhìn xa tốt
- Giảm sự tập trung, thành tích học tập giảm sút. Cận thị khiến trẻ không thể nhìn xa, khiến cho việc theo dõi bài giảng bị gián đoạn, không theo kịp bạn bè, bỏ lỡ kiến thức. Từ đó, trẻ bị giảm khả năng tập trung và kéo theo thành tích học tập đi xuống.
Triệu chứng cận thị ở trẻ em rõ ràng nhất trong độ tuổi từ 8 đến 12 tuổi. Cận thị thường được phát hiện trong những năm đầu đi học và dần nặng hơn cho tới khi trẻ 20 tuổi. Từ 20 – 40 tuổi, dấu hiệu của bệnh cận thị thường khá ổn định.
3. Nguyên nhân cận thị
Xem tivi, điện thoại, máy tính, đọc sách báo ở khoảng cách gần trong thời gian dài sẽ khiến mắt bị mỏi, quá tải, và dẫn đến cận thị.
Nguyên nhân dẫn đến tật cận thị học đường là:
- Đọc sách báo, xem ti vi, sử dụng máy tính, điện thoại và các thiết bị điện tử quá nhiều, sử dụng ở những nơi thiếu ánh sáng, làm cho mắt phải điều tiết thường xuyên.
- Tư thế học tập không đúng, thường xuyên nằm để đọc sách, xem tivi, bàn ghế không đúng chuẩn học đường.
Các thói quen xấu trên khi thực hiện thường xuyên sẽ gây mất cân bằng giữa chiều dài trục nhãn cầu và công suất khúc xạ của mắt, gây cận thị:
- Thường nhất là do trục nhãn cầu dài (làm khoảng cách đến võng mạc dài ra, ảnh không rơi được vào võng mạc).
- Ở mắt cận thị, vì tinh thể quá dày (độ hội tụ quá cao) hoặc cầu mắt quá dài nên điểm hội tụ nằm phía trước hố võng mạc, tạo hình ảnh mờ.
- Thay đổi cấu trúc, độ cong của nhãn cầu như trong bệnh giác mạc hình chóp, thể thủy tinh cong trong thể thủy tinh chóp trước và chóp sau.
4. Cách giảm cận thị
Tật cận thị thường không cần phẫu thuật hay can thiệp nhiều, đeo kính là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất cho trường hợp này. Kính đeo cho người cận thị là thấu kính phân kì, chọn kính có độ (diop) thấp nhất cho thị lực tối đa. Không nên đeo liên tục và nên kiểm tra định kỳ mỗi 3 – 6 tháng 1 lần để tránh tăng độ.
Khi đã trên 25 tuổi, tiến triển của tật cận thị sẽ dừng lại nên có thể cân nhắc các phương pháp phẫu thuật xóa cận như phẫu thuật LASIK, nhất là khi việc đeo kính có ảnh hưởng tới công việc cá nhân.
4.1. Mổ mắt cận thị
Mổ mắt cận thường được thực hiện cho những người trên 18 tuổi.
Mổ cận thị là phương pháp điều trị cận thị bằng cách chỉnh sửa giác mạc để có thể nhìn rõ được vật mà không cần đeo kính. Hiện nay, đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi vì nó có hiệu quả xóa cận tốt, nhanh chóng, an toàn và không gây đau đớn.
Các phương pháp mổ cận sẽ tùy theo tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, cụ thể là :
– Phẫu thuật khúc xạ bằng phương pháp Lasik cơ bản.
– Phẫu thuật khúc xạ bằng phương pháp Femto Lasik.
– Phẫu thuật khúc xạ bằng phương pháp Relex Smile.
– Phẫu thuật khúc xạ can thiệp nội nhãn – Phakic ICL.
– Phẫu thuật khúc xạ bằng phương pháp Presbyond.
4.2. Thuốc bổ mắt cho người cận thị
Người bị cận thị nên bổ sung các thực phẩm bổ mắt để tăng cường thị lực và hạn chế tăng độ.
Chất lượng cuộc sống ngày càng hiện đại, thiết bị điện tử cũng trở thành một công cụ thiết yếu trong công việc và học tập. Đó cũng chính là nguyên nhân chính gây ra cận thị. Vì vậy, bổ sung những dưỡng chất tốt cho mắt và thị lực sẽ rất cần thiết trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Dưới đây là 5 sản phẩm giúp bổ mắt được ưa chuộng nhất:
1. Dầu Cá Omega 3 Orihiro
Dầu Cá Omega 3 Orihiro là sản phẩm đến từ thương hiệu Orihiro – Tập đoàn TPCN hàng đầu tại Nhật Bản. Sản phẩm được sản xuất bằng quy trình chiết tách hiện đại, loại bỏ hết tạp chất có trong dầu cá. Với hàm lượng Omega 3 trong mỗi liều dùng đạt mức cao tới 300mg giúp :
– Cung cấp dưỡng chất cho đôi mắt sáng khỏe, đồng thời bảo vệ mắt trước sự xâm hại của các tác nhân bên ngoài như tia cực tím…
– Phát triển não bộ, tăng cường trí nhớ
– Hỗ trợ giảm huyết áp ở những người có bệnh cao huyết áp
– Giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch
2. Thuốc bổ mắt Blackmores Lutein Defence
Thuốc bổ mắt Blackmores Lutein Defence xuất xứ từ Úc, cung cấp vitamin và các dưỡng chất như Lutein và Zeaxanthin,… giúp:
– Bổ mắt, tăng cường thị lực, duy trì sức khỏe cho mắt.
– Cung cấp dưỡng chất giúp tăng mật độ các sắc tố điểm vàng, sáng mắt.
– Ngừa tổn thương điểm vàng do tia tử ngoại và gốc tự do gây ra.
Trẻ em dưới 12 tuổi chỉ dùng khi có chỉ dẫn của bác sĩ.
3. Thuốc bổ mắt cận thị Việt Quất DHC Blueberry Extract
Viên Uống Bổ Mắt Việt Quất DHC Blueberry Extract là sản phẩm hỗ trợ cải thiện thị lực đến từ thương hiệu DHC Nhật Bản. Sản phẩm được chiết xuất việt quất đen, có hàm lượng Anthocyanin cao và các dưỡng chất như Lutein, Marigold,… sẽ giúp:
– Cải thiện thị lực, tầm nhìn, chống cận thị, quáng gà
– Chống khô mắt, nhức mỏi mắt, giúp đôi mắt sáng khỏe
– Chống lại tác hại từ ánh sáng từ màn hình máy tính, tivi.
4. Viên uống bổ mắt IXANTIN
Viên uống bổ mắt IXANTIN là sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai bị cận thị, suy giảm thị lực, thường xuyên sử dụng máy tính, điện thoại nhiều. Với thành phần là những dưỡng chất tốt cho mắt Astaxanthin & Vitamin B1, B6, B12, IXANTIN có hiệu quả cao trong:
- Hỗ trợ giảm nhức mắt, mỏi mắt, mờ mắt, mỏi điều tiết.
- Giúp bổ mắt, tăng cường thị lực.
- Giảm nguy cơ cận thị, bong võng mạc
5. Siro bổ mắt Ixantin-K
Siro bổ mắt Ixantin-K với dạng siro và hương thơm ngọt dễ uống, đặc biệt dành cho trẻ từ 2 tuổi trở lên bị cận thị hoặc hay mỏi mắt, mờ mắt. Chứa đầy đủ các dưỡng chất Astaxanthin & Vitamin B1, B6, B12, IXantin-K sẽ giúp:
- Giảm mờ mắt, mỏi mắt do điều tiết.
- Tăng cường thị lực, duy trì mắt sáng khỏe.
- Giảm nguy cơ cận thị và bong võng mạc
Cách dùng: Uống 1 ống/ ngày, dùng trong bữa ăn hoặc theo sự chỉ dẫn của nhân viên y tế.
4.3. Kính áp tròng cận thị
Phương pháp chỉnh hình bề mặt giác mạc bằng cách sử dụng kính áp tròng ban đêm Ortho-K được FDA Hoa Kỳ công nhận, được chỉ định rộng rãi ở các nước tiên tiến trên thế giới, và bắt đầu được triển khai tại Việt nam.
Kính áp tròng Ortho – K được đặt vào mắt của người bị tật khúc xạ vào ban đêm trước khi đi ngủ. Khi đó, cùng với lực tác động của mi mắt khi nhắm mắt ngủ có tác dụng tạo khuôn nhẹ làm thay đổi độ cong của giác mạc. Kính sẽ được tháo ra khi thức dậy vào buổi sáng và giúp người cận thị có thể nhìn rõ cả ngày mà không cần phải đeo kính gọng thông thường.
Đây là phương pháp có khả năng kiểm soát tiến triển của tật cận thị, nhất là ở trẻ nhỏ, độ cận thậm chí còn giảm xuống. Người bị cận thị sẽ không phải lệ thuộc vào kính gọng hoặc kính áp tròng trong sinh hoạt thường ngày cũng như tự tin hơn và không bị hạn chế khi hoạt động.
Nhiều trường hợp đã có thể bỏ kính hoàn toàn sau khi thực hiện phương pháp này.
Những người có thể áp dụng phương pháp đeo kính áp tròng ban đêm Ortho – K để trị cận thị sau đây:
- Trẻ em trên 7 tuổi (đây là lúc cơ thể đang phát triển, khiến độ cận tăng nhanh).
- Người bị giác mạc mỏng, có bệnh lý giác mạc chóp.
- Người cận thị từ -0.75 độ đến -10 độ.
- Người loạn thị không quá ½ độ cận thị.
Tuy nhiên nếu bạn bị viêm nhiễm nửa phần trước nhãn cầu, mắt bị khô, dễ bị kích ứng,… hoặc đã từng phẫu thuật mắt cận thị thì không thực hiện được phương pháp này. Lưu ý đảm bảo vệ sinh tay sạch sẽ trước khi đeo và tháo kính áp tròng, thường xuyên cấp ẩm cho mắt bằng nước mắt nhân tạo không chất bảo quản để mắt không bị khô mỏi.
4.4. Bài tập giảm cận thị
Những bài tập thể dục cho mắt không chỉ giảm căng thẳng, giúp bạn tập trung hơn trong công việc mà còn giảm nguy cơ bị các bệnh về mắt như khô mắt, suy giảm thị lực, mỏi điều tiết… giúp đôi mắt khỏe mạnh và phòng tránh cận thị.
Tạo thói quen tập thể dục cho mắt hàng ngày để cải thiện sự ổn định cơ học và quang học cho mắt, giúp mắt nhìn rõ hơn.
Dưới đây là những bài tập vừa đơn giản vừa hiệu quả cho bạn :
– Chớp mắt liên tục trong 2 phút
– Giữ nguyên đầu, nhìn từ bên này sang bên kia
– Vừa nhắm mắt, vừa di chuyển nhãn cầu theo chiều dọc
– Xoay tròn mắt
– Dùng tay ấn nhẹ vào thái dương
– Viết chữ bằng mắt
– Nhắm chặt mắt, thư giãn trong một vài phút
– Xoay đầu nhưng vẫn nhìn thẳng về phía trước
– Nhìn gần rồi nhìn xa
– Nhắm mắt và thư giãn
5. Cách phòng ngừa cận thị
Tật cận thị thường không gây biến chứng nặng, trừ trường hợp điều tiết quá kém có thể gây lé ngoài, không điều chỉnh tốt và kịp thời sẽ có nguy cơ bị nhược thị.
Có sự khác biệt giữa “tật cận thị” và ”bệnh cận thị”. Tật thì độ cận thường không quá 6D, còn bệnh thì có thể đến 20D, thậm chí 60D. Bệnh cận thị luôn kèm theo các biến chứng nặng nề như teo gai thị, thoái hóa võng mạc,… Cận thị ở mức độ nặng có nguy cơ thoái hóa, độ cận cao và tăng nhanh gây nguy hiểm cho sức khỏe của mắt. Người mắc bệnh có thể bị tăng nhãn áp, bong võng mạc, bị đục thủy tinh thể, mắc bệnh đa hồng cầu và có nguy cơ mất thị lực.
Vì vậy, chúng ta nên thực hiện các phương pháp sau để phòng ngừa cận thị:
- Thăm khám mắt định kỳ: trẻ dưới 18 tuổi bị cận thị cần thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần, nếu không có vấn đề gì thì duy trì từ 1-2 lần/ năm.
- Dành thời gian tham gia các hoạt động ngoài trời và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều hơn.
- Hạn chế học tập và làm việc trong không gian thiếu ánh sáng.
- Hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính trong thời gian dài, đặc biệt là trẻ nhỏ.
- Nghỉ ngơi từ 5-10 phút sau mỗi 1 giờ học tập, làm việc để thư giãn và cho mắt được nghỉ ngơi, không bị căng thẳng.
- Đeo kính râm khi ra bên ngoài trời nắng gắt.
- Bỏ thuốc lá.
Ăn thực phẩm bổ sung các dưỡng chất tốt cho mắt cận thị như vitamin A, C và lutein… Chúng có nhiều trong rau xanh lá, trái cây tươi, các loại củ màu cam đỏ.
Hãy đến với Phòng khám Mắt Bích Ngọc để được thăm khám và phát hiện kịp thời các dấu hiệu cận thị nhé!
- Địa chỉ: 123 Phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Hotline: 0913 081 819
- Fanpage: https://www.facebook.com/matbichngoc
- Shopee: https://bit.ly/shopeebichngoc