phuong phap chua dau mat do

Hướng dẫn cách chữa đau mắt đỏ an toàn tại nhà

Ngày đăng: 26/01/2022

Chia sẻ:

Bệnh đau mắt đỏ khá phổ biến và thường lây lan thành dịch. Độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh và có thể mắc nhiều lần do cơ thể không sản sinh miễn dịch với loại bệnh này. Cùng phòng khám Bích Ngọc tìm hiểu các phương pháp trị đau mắt đỏ tại nhà hiệu quả và nhanh khỏi qua bài viết dưới đây.

1. Bệnh đau mắt đỏ là gì?

Bệnh đau mắt đỏ thực chất là tên gọi dân gian của bệnh viêm kết mạc. Đó là khi lớp màng trong suốt trên bề mặt của nhãn cầu (hay lòng trắng) và phần kết mạc nằm phía trong mi mắt bị viêm nhiễm. Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ thường gặp là do virus Adeno, vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu hoặc do dị ứng gây ra. 

Bệnh thường gặp nhất vào mùa hè hay khi thời tiết trở nên nóng ẩm thất thường. Thời gian lý tưởng này sẽ làm cho vi khuẩn, virus có khả năng sinh sôi nhiều hơn. Ngoài ra, một phần nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ là do chưa hình thành thói quen vệ sinh mắt đúng cách. Khi mắt bị nhiễm bụi bẩn hoặc vừa tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh, việc rửa mặt thông thường không đủ để làm sạch các tác nhân gây viêm nhiễm khiến mắt dễ bị nhiễm bệnh. 

Bệnh đau mắt đỏ có thể bắt gặp ở mọi đối tượng ở mọi độ tuổi. Nhất là khi đau mắt đỏ trở thành dịch, trong một thời gian ngắn, bệnh có thể dễ dàng lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc.

dau mat do la gi dau hieu dau mat do

 Đu mắt đỏ thường gây đỏ ở lòng trắng mắt, kèm theo các triệu chứng nhức, cộm, ngứa, chảy nhiều nước mắt… và ra nhiều gỉ mắt.

2. Dấu hiệu khi bị đau mắt đỏ?

Chúng ta hoàn toàn có thể dễ dàng nhận biết dấu hiệu bị đau mắt đỏ thông qua các triệu chứng thông thường dưới đây:

  • Lòng trắng mắt chuyển sang màu đỏ;
  • Mắt cộm, nhặm, ngứa, chảy nhiều gỉ mắt màu vàng xanh. Đặc biệt vào buổi sáng thức dậy có khi ghèn mắt tiết ra nhiều khiến 2 mí mắt dính chặt vào nhau, phải dùng khăn thấm nước ẩm mới mở được mắt ra.
  • Chảy nhiều nước mắt;
  • Mí mắt sưng phù, đau nhức;
  • Sốt nhẹ, đau họng, xuất hiện hạch ở tai.

Ở những trường hợp đau mắt đỏ do dị ứng, các triệu chứng thường xuất hiện là ngứa mắt, chảy nước mắt và kèm theo viêm mũi dị ứng. Người bệnh cần tìm ra nguyên nhân gây dị ứng là thuốc, phấn hoa, lông động vật, hay bụi … để hạn chế tiếp xúc hết mức có thể. Bên cạnh đó, đau mắt đỏ do dị ứng sẽ không có khả năng lây lan cho người khác.

3. Đau mắt đỏ có lây không?

dau mat do co lay khong

Bệnh đau mắt đỏ dễ lây lan thông qua đường tiếp xúc và hô hấp khi tiếp xúc với người bênh ở khoảng cách gần.

Đau mắt đỏ là căn bệnh có thể dễ dàng lây truyền từ người này sang người khác. Bệnh có thể lây qua các đường tiếp xúc và đường hô hấp sau đây:

  • Tiếp xúc với nước mắt, gỉ mắt của người bệnh;
  • Hít phải giọt bắn sau khi người bệnh hắt hơi;
  • Dùng chung khăn mặt, cốc nước, bát đũa, đồ dùng cá nhân với người bệnh.

Vì trong các giọt bắn và dịch tiết của người bệnh có kèm theo virus, vi khuẩn, rất dễ lây lan cho những người tiếp xúc với người bệnh ở khoảng cách gần. Vì vậy, khi bị đau mắt đỏ, để đề phòng, chúng ta nên đeo khẩu trang nhằm ngăn ngừa giọt bắn, đeo kính để mắt hạn chế bị ảnh hưởng từ môi trường, dùng riêng dụng cụ vệ sinh cá nhân và tránh tiếp xúc với mọi người để bệnh không lây lan thành dịch. 

Từ những thông tin trên, việc có nhiều người nghĩ rằng khi nhìn vào mắt của người đau mắt đỏ sẽ bị lây bệnh đau mắt đỏ là không đúng khoa học và không có cơ sở. Vậy nên, mọi người cần nhận thức đúng các con đường lây lan của bệnh đau mắt đỏ để có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng.

4. Cách chữa đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi? Đau mắt đỏ thường không nghiêm trọng, không để lại di chứng về sau và có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát nhiều lần ở một người bởi cơ thể chúng ta không thể sản sinh ra miễn dịch trọn đời với bệnh này.

Bệnh đau mắt đỏ không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh luôn có cảm giác đau nhức râm ran, cộm đỏ khó chịu. Tình trạng này tuy kéo dài và kết thúc chỉ trong 1 tuần nhưng việc điều trị và chăm sóc mắt bệnh đúng cách sẽ giúp cải thiện các triệu chứng và đem lại cảm giác thoải mái cho đôi mắt, giúp bệnh nhanh khỏi.

4.1. Thuốc nhỏ đau mắt đỏ:

thuoc nho dau mat do

Người bị đau mắt đỏ nên nhỏ các loại nước mắt nhân tạo để giảm các triệu chứng khó chịu mà không gây tác dụng phụ.

Khi đi khám, các bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân đau mắt đỏ các loại thuốc khác nhau tùy vào tình trạng bệnh. Các bác sĩ chủ yếu kê kháng sinh, kháng viêm, nước mắt nhân tạo, nước muối sinh lý, thuốc tra mắt… để diệt khuẩn, giảm đau và khó chịu khi bệnh chưa lành.

Tuy nhiên, việc lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm trong điều trị đau mắt đỏ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho mắt, thậm chí là mù lòa. Vì vậy, việc tuân thủ sử dụng thuốc nhỏ mắt theo khuyến cáo của bác sĩ và các chuyên gia y tế là vô cùng quan trọng.

Ngoài ra, nhỏ nước muối sinh lý nhiều sẽ làm cho mắt bị mất nước, gây khô mỏi do cơ chế ưu trương – đẩy nước từ tế bào ra ngoài. Vì vậy, người bệnh nên sử dụng những loại nước mắt nhân tạo có tác dụng dưỡng ẩm, có khả năng kích thích phục hồi tổn thương kết giác mạc như Clinitas để giảm bớt các triệu chứng cộm, nhức, đau, rát và giúp bệnh nhanh chóng cải thiện. 

4.2. Vệ sinh mắt cải thiện đau mắt đỏ:

Có thể nói, vệ sinh mắt là phương pháp cải thiện tình trạng đau mắt đỏ nhanh và hiệu quả nhất. 

Đau mắt đỏ chính là hiện tượng viêm kết mạc do nhiễm khuẩn. Khi đó tình trạng mất ổn định màng phim nước mắt sẽ xuất hiện gây khô và kích thích tiết ra nhiều lớp dầu, chất nhờn để dưỡng ẩm, bôi trơn mắt. Khi đi ngủ, tiết dịch màng này không thể đẩy ra ngoài sẽ khiến tích tụ thành ghèn ứ đọng ở mi mắt gây dính ở bờ mi. Vì vậy vệ sinh mắt đúng cách khi bị đau mắt đỏ sẽ giúp giảm bớt các nguyên nhân gây bệnh, giúp mắt sạch sẽ, thoáng khỏe.

ve sinh mat cai thien dau mat do

Vệ sinh mắt đúng cách khi bị đau mắt đỏ sẽ giúp giảm thiểu vi khuẩn gây bệnh bám trên mắt, giúp mắt thông thoáng, sạch khỏe.

2 cách để vệ sinh đau mắt đỏ đó là dùng nước muối sinh lýgạc lau mi chuyên dụng.

Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt hàng ngày: Bạn có thể lấy miếng bông gòn sạch thấm dung dịch nước muối sinh lý và nhẹ nhàng lau sạch quanh mi mắt để loại bỏ ghèn gỉ, bụi bẩn, hạn chế vi khuẩn xâm nhập. Tránh tự pha nước muối loãng lau mắt vì nồng độ muối không chuẩn sẽ gây mất an toàn cho mắt. Tuy nhiên, nước muối sinh lý không chứa thành phần dưỡng mắt nên sẽ khiến mắt bị khô rát sau khi vệ sinh.

Dùng gạc lau mi chuyên dụng: Đây là giải pháp mới các bác sĩ khuyên bệnh nhân dùng để vệ sinh mắt hàng ngày khi bị đau mắt đỏ. Chúng ta có thể thực hiện các bước vệ sinh đơn giản, lau quanh mi mắt, bầu mắt, chân lông mi ngày 2 lần để làm sạch dịch tiết, diệt khuẩn, thông thoáng bờ mi, tạo cảm giác mát lạnh, giảm sưng viêm. Tùy vào xuất xứ và thành phần riêng, nhưng bác sĩ khuyên người bệnh nên lựa chọn loại gạc lau mi mềm mại có chứa các thành phần diệt khuẩn tự nhiên, có khả năng giúp làm lành tổn thương tế bào và nuôi dưỡng mi mắt khỏe mạnh, cải thiện khô mắt. 

4.3. Chườm ấm mắt khi bị đau mắt đỏ

chuom am mat khi bi dau mat do

Chườm ấm mắt 2 ngày 1 lần khi bị đau mắt đỏ giúp người bệnh dễ chịu hơn. 

Đắp khăn nóng để chườm ấm mắt khi bị đau mắt đỏ sẽ giúp mắt được thư giãn, giảm cảm giác nhức mỏi, đau rát. Ngoài ra, chườm ấm mắt vào mỗi buổi sáng và tối còn giúp loại bỏ ghèn gỉ dễ dàng hơn. Cách thực hiện rất đơn giản:

  • Chuẩn bị 1 chiếc khăn mỏng, sạch và 1 chiếc chậu rửa mặt riêng sạch sẽ.
  • Vắt ẩm khăn qua nước nóng ấm, gấp gọn lại và chườm lên phần mắt bị đỏ.
  • Thực hiện chườm trong 10-15 phút và thay nước mỗi khi khăn lạnh

Chườm ấm nên thực hiện 2-3 lần 1 ngày để đạt hiệu quả nhanh nhất. Tuy nhiên, để tránh tác dụng ngược, người bệnh phải đảm bảo khăn và chậu sạch sẽ, không dùng chung với người khác và tránh đắp khăn khi quá nóng làm bỏng mắt.

5. Đau mắt đỏ kiêng ăn gì?

dau mat do kieng an gi

Đau mắt đỏ cũng cần kiêng các món ăn cay nóng, tanh và kích thích ra ghèn mủ.

Trong khoảng thời gian chữa đau mắt đỏ, ngoài việc bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để tăng cao sức đề kháng qua những bữa ăn hàng ngày, chúng ta cũng nên biết một số thực phẩm cần tránh để bệnh nhanh khỏi hơn. 

  • Những thực phẩm tanh (hải sản): Làm nhiễm trùng nặng thêm
  • Rau muống: Làm mắt sản sinh nhiều ghèn
  • Chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá, cà phê…): giảm chức năng nhìn của mắt, khiến mắt phải điều tiết nhiều hơn
  • Mỡ động vật: Tăng lượng mỡ trong máu
  • Đồ uống có ga: Tăng lượng đường trong máu
  • Những thực phẩm cay nóng (tiêu, ớt…): dễ gây đau nhức mắt, tăng tiết nước mắt

Bên cạnh đó, người bệnh cần được bổ sung nhiều rau xanh, cà rốt, các loại hoa quả có màu đỏ. 

6. Một số lưu ý bảo vệ mắt khi bị đau mắt đỏ

mot so luu y bao ve mat khi bi dau mat do

Vệ sinh đồ dùng cá nhân sạch sẽ, không dùng chung với người khác tránh lây lan đau mắt đỏ.

Vì đau mắt đỏ thường khỏi sau 1 tuần, nên người bệnh có thể lưu ý một số điều để bảo vệ mắt trong thời gian này, tránh không để mắt bị biến chứng, viêm nhiễm nặng gây ảnh hưởng về sau:

  • Tránh tiếp xúc với các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại
  • Tránh tiếp xúc với khói bụi, không gian bị ô nhiễm
  • Hạn chế làm việc, nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý
  • Vệ sinh đồ dùng cá nhân sạch sẽ, không dùng chung với người khác
  • Không tự ý dùng thuốc nhỏ mắt
  • Không dùng các loại thuốc, lá dân gian đắp vào mắt gây nguy hiểm
  • Không nên đi đến những nơi đông người để phòng tránh bệnh lây lan.

=>> Xem thêm: Các sản phẩm, viên uống tốt cho mắt

Bệnh đau mắt đỏ thường khỏi sau 1 tuần. Nhưng nếu bạn thực hiện các phương pháp chăm sóc mắt đúng cách như hướng dẫn sẽ giúp rút ngắn thời gian chữa bệnh và làm giảm các cảm giác đau nhức, ngứa rát, khó chịu khi bị bệnh.

Nếu bệnh không thuyên giảm mà ngày càng có các dấu hiệu sưng đỏ nặng hơn, người bệnh hãy bình tĩnh và lập tức đến khám tại các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa mắt uy tín như Phòng khám mắt Bích Ngọc để được chẩn đoán kịp thời.

Bài viết cùng chủ đề: