1. Kính áp tròng là gì?
Kính áp tròng (còn được gọi là lens, kính tiếp xúc) là loại kính ôm sát vào giác mạc, có độ cong phù hợp với giác mạc và không cần gọng đỡ. Kính được làm từ chất liệu tổng hợp, đảm bảo chức năng sinh lý bình thường của mắt.
Kính áp tròng là loại kính ôm sát vào giác mạc, điều chỉnh các tật khúc xạ
Khi đeo kính áp tròng vào mắt sẽ có một lớp nước mỏng ngăn cách giữa bề mặt giác mạc với kính, giúp kính có thể di chuyển theo chuyển động của mắt. Lớp nước này sẽ được thay mới liên tục bởi nước mắt, làm giảm nguy cơ bám đọng vi khuẩn, bôi trơn và giảm trầy xước giác mạc.
Kính áp tròng được sử dụng để điều chỉnh các tật khúc xạ của mắt như cận thị, loạn thị, viễn thị, lão thị,… Việc sử dụng kính áp tròng mang lại tính thẩm mỹ cao, giúp người đeo có tầm nhìn tốt hơn, bao quát không gian xung quanh và không có cảm giác nhìn mờ, nhòe do các yếu tố khách quan.
2. Những tác hại khi đeo kính áp tròng
2.1. Giảm cung cấp oxy cho mắt
Theo nghiên cứu, mắt thực hiện trao đổi chất qua 3 đường: nước mắt, thủy dịch, mạch máu vùng rìa. Trong đó, 90% oxy được hấp thu từ không khí qua lớp biểu mô giác mạc để thực hiện quá trình này.
Đeo kính áp tròng thời gian dài làm giảm cung cấp oxy cho mắt, tổn hại giác mạc. Đôi mắt sẽ bắt đầu mệt mỏi và thiếu sức sống. Ngoài ra, không vệ sinh kính đúng cách và không thay thế đúng hạn cũng có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho mắt.
Tác hại khi đeo kính áp tròng là làm giảm cung cấp oxy cho mắt, tổn thương giác mạc
2.2. Nguy cơ nhiễm khuẩn
Bạn cần rất thận trọng khi đeo kính áp tròng. Hãy đảm bảo rằng bạn đã rửa tay trước khi chạm vào kính. Sự xâm nhập của bất cứ yếu tố bên ngoài nào vào mắt đều có thể tạo cơ hội cho nhiễm trùng xuất hiện trong mắt.
Khi các kính áp tròng nhiễm ký sinh trùng được đặt vào mắt người, acanthamoeba bắt đầu ăn mòn giác mạc – lớp ngoài cùng của nhãn cầu và bắt đầu sinh sôi, nảy nở. Hậu quả là mắt xuất hiện tình trạng ngứa rát, chảy nước mắt sống, nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng, sưng phù mí và đau mắt.
Đeo kính áp tròng có thể gây ra viêm nhiễm mắt và các nhiễm trùng mắt khác.
2.3. Gây nhiễm trùng giác mạc
Đeo kính áp tròng lâu ngày có thể khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng giác mạc như loét giác mạc, sưng, ngứa vv… Đeo kính áp tròng thường xuyên trong thời gian dài cũng có thể làm thay đổi hình dạng của giác mạc.
2.4. Nguy cơ viêm giác mạc
Nhiễm vi khuẩn trong mắt trong thời gian dài có thể dẫn tới viêm giác mạc. Ngứa, kích thích và đỏ mắt là những triệu chứng của viêm giác mạc, rất khó chữa dứt điểm.
2.5. Nguy cơ bị các nhiễm trùng mắt khác
Ngoài nhiễm trùng giác mạc, bạn cũng có thể bị mắc một số các nhiễm trùng mắt khác như khô mắt, viêm mắt, các phản ứng sưng và dị ứng của giác mạc nếu đeo kính áp tròng thời gian dài.
3. Cách đeo kính áp tròng
3.1. Hướng dẫn đeo kính áp tròng đúng cách:
Đối với những bạn mới làm quen với kính áp tròng thì cần biết chính xác các bước để đeo kính áp tròng đúng cách mà không gây khó chịu mắt.
Bước 1: Rửa tay thật sạch trước khi đeo
Bước 2: Mở vỉ đựng kính và lấy kính vào khay
Bước 3: Đổ dung dịch ngâm kính áp tròng mới vào khay. Lần đầu sử dụng nên ngâm 4-6 giờ trước khi đeo.
Bước 4: Nhỏ mắt để sát khuẩn và tẩy bụi.
Bước 5: Trước khi đeo, vẩy nhẹ để kính không đọng nước, đặt kính lên đầu ngón tay trỏ sao cho vành kính không bị dính vào tay.
Bước 6: Phân biệt đúng mặt lens để đeo.
Bước 7: Kéo hai mi mắt bằng 2 ngón tay giữa. Sau đó đưa kính lên mắt, ngước mắt lên trên. Khi đeo không được chớp mắt (tập trung nhìn vào 1 điểm), áp kính vào mắt, kính sẽ tự hút vào mắt.
Bước 8: Nhắm mắt lại, massage mí trên và mí dưới. Sau đó nhỏ mắt để sát khuẩn.
Bước 9: Thực hiện tương tự như mắt còn lại
Lưu ý, nếu bạn cần trang điểm, nhớ đeo kính áp tròng trước khi trang điểm và tháo kính sau khi tẩy trang để tránh các hóa chất ảnh hưởng đến kính. Có thể nhỏ nước mắt nhân tạo trước và trong khi đeo kính để mắt không bị khô trong suốt quá trình đeo.
Thực hiện các bước đeo và tháo kính áp tròng đúng cách để tránh những tổn thương có thể xảy ra.
3.2. Cách tháo kính áp tròng:
Tương tự như lúc đeo kính áp tròng, lúc tháo kính cũng cần phải lưu ý để tránh những tổn thương không cần thiết.
Bước 1: Rửa tay thật sạch trước khi tháo lens.
Bước 2: Nhỏ mắt để lens ẩm, tránh làm gập và rách lens.
Bước 3: Kéo 2 mí mắt bằng 2 ngón tay giữa (Mắt nhìn lên tròng sẽ dịch xuống mi dưới).
Bước 4: Dùng ngón trỏ và ngón cái nhẹ nhàng đặt lên lens và bóp nhẹ lấy lens ra khỏi mắt.
Bước 5: Rửa sạch và cho vào khay có nước ngâm để bảo quản.
4. Có nên đeo kính áp tròng thay kính cận?
Kính áp tròng rất tiện lợi với người sử dụng nhưng lạm dụng để thay thế kính cận là không nên.
Có rất nhiều người mắc cận thị ưa chuộng đeo kính áp tròng vì cảm giác đeo kính mà như không đeo. Với cấu tạo nhỏ gọn, áp sát vào giác mạc, kính áp tròng không gây cảm giác vướng víu và bất tiện như khi sử dụng kính gọng.
Đeo kính áp tròng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bạn khi tham gia các hoạt động thể thao, nhảy múa hoặc các trò chơi ngoài trời mà không lo bị rơi hay gãy kính; hạn chế tối đa chấn thương do gọng kính gây nên.
Ngoài ra, kính áp tròng còn giúp tăng tính thời trang vì có thể thay đổi màu mắt, không những không che mất phần trang điểm mắt mà còn giúp đôi mắt thêm đẹp.
Kính áp tròng khắc phục được khá nhiều phiền toái cho người phải đeo kính cận. Tuy nhiên, lạm dụng kính áp tròng để thay thế kính cận hoàn toàn là không nên.
5. Hướng dẫn cách đeo kính áp tròng không hại mắt
Khi mang kính áp tròng, thậm chí những hạt bụi nhỏ cũng đủ gây kích ứng cho mắt trong thời gian dài. Những hạt bụi này có thể gây ngứa và đỏ trong mắt. Vì vậy hãy đeo kính râm khi ra ngoài.
Đeo kính râm khi ra đường sẽ ngăn khói bụi xâm nhập vào kính áp tròng gây viêm nhiễm.
Nên lựa chọn loại lens được làm bằng chất liệu silicone hydrogel – vật liệu siêu mỏng và tiên tiến, giúp oxy dễ dàng tiếp xúc với mắt để đi đến giác mạc, thực hiện trao đổi oxy.
Kết hợp nhỏ nước mắt nhân tạo không chất bảo quản để giảm thiểu những hậu quả khó chịu khi đeo kính áp tròng trong thời gian dài. Tác dụng của nước mắt nhân tạo lúc này là làm dịu mắt, cung cấp độ ẩm cho mắt – 1 phần nhiệm vụ giúp mắt trao đổi oxy, khắc phục các tình trạng khô mắt và giảm khả năng xước giác mạc.
Vệ sinh kính áp tròng đúng cách. Đối với các mắt kính, chúng ta cũng cần vệ sinh sạch sẽ với dụng cụ vệ sinh. Lưu ý dung dịch rửa kính phải mới và không dùng lại dung dịch cũ. Nên vệ sinh khay đựng kính hàng ngày và tốt nhất nên thay mới 3 tháng 1 lần.
>>Xem thêm: Dung dịch ngâm rửa kính áp tròng cứng và mềm
Hút thuốc lá là một yếu tố khác làm tăng nguy cơ các bệnh về mắt khi đeo kính áp tròng. Hút thuốc làm tăng nguy cơ viêm loét giác mạc lên đến 8 lần so với bình thường.
Phòng khám mắt Bích Ngọc vừa cung cấp một số thông tin về tác hại khi đeo kính áp tròng. Hy vọng thông qua bài viết, các bạn có thể nạp thêm nhiều kiến thức và biết cách bảo vệ mắt khi đeo kính áp tròng. Nếu cần được tư vấn hoặc khám mắt, vui lòng liên hệ với Phòng khám mắt Bích Ngọc:
- Địa chỉ: 123 Phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Hotline: 0913 081 819
- Shopee: https://bit.ly/shopeebichngoc
- Fanpage: https://www.facebook.com/matbichngoc