dau hieu tre mac cac benh ve mat

Dấu hiệu mắc các bệnh về mắt ở trẻ cần được thăm khám kịp thời

Ngày đăng: 26/01/2022

Chia sẻ:

Các bệnh về mắt ở trẻ có thể được phát hiện, ngăn chặn và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, ở một số trẻ còn nhỏ chưa đủ khả năng nhận thức các vấn đề xảy ra ở mắt, phụ huynh cần để ý đến các biểu hiện bất thường ở con. Vậy cụ thể các bất thường đó là gì? Cùng Phòng khám mắt Bích Ngọc tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Nguyên nhân gây ra các bệnh về mắt

Phần lớn trẻ sơ sinh được sinh ra với đôi mắt khỏe mạnh. Các bé có thể phát hiện luồng ánh sáng ở gần mình. Trong những ngày đầu đời, bé chỉ nhìn được trong phạm vi 25cm và tầm nhìn của bé sẽ được tăng lên nhanh chóng. Vì vậy trong những thời gian đầu, mẹ có thể phát hiện được những bất thường ở mắt con là dấu hiệu của các bệnh về mắt như mắt đỏ, đổ ghèn, con ngươi trắng, chảy nhiều nước mắt…

Các bệnh về mắt bẩm sinh trẻ mắc phải có thể là do dị tật hoặc nhiễm khuẩn qua đường sinh nở từ mẹ. Khi đã lớn hơn, mắt trẻ có nguy cơ mắc bệnh do thiếu chất, tiếp xúc với vi khuẩn, virus hoặc có thói quen sinh hoạt, học tập không hợp lý.

2. Các bệnh về mắt thường gặp ở trẻ nhỏ

2.1. Cận thị

Cận thị là một trong số các bệnh về mắt ngày càng phổ biến ở trẻ nhỏ gây nên những khó khăn trong sinh hoạt và học tập. Để trẻ có thể duy trì tình trạng mắt tốt, phụ huynh có thể phát hiện trẻ bị cận thị qua những dấu hiệu sau để đưa trẻ đi khám kịp thời.

  • Trẻ thường xuyên xem tivi, đọc sách ở khoảng cách gần;
  • Trẻ thường xuyên dụi mắt;
  • Trẻ gặp khó khăn trong khi đọc, thường xuyên lạc chữ;
  • Trẻ nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt nhiều hơn bình thường;
  • Trẻ nhắm một mắt khi đọc sách hoặc xem tivi;
  • Trẻ thường cố nheo mắt, nghiêng đầu để nhìn rõ những chữ và vật ở xa;
  • Kết quả học tập giảm sút, thường xuyên phải chép bài của bạn vì không thấy chữ trên bảng;
  • Đau mỏi mắt khi dùng điện thoại, máy tính

can thi

Phát hiện kịp thời cận thị sẽ giúp trẻ kiểm soát độ cận, ngăn ngừa các bệnh về mắt nguy hiểm khác.

Khi trẻ xuất hiện những triệu chứng trên, hãy đưa trẻ đi khám mắt để được đeo kính kịp thời. Cách tốt nhất để phòng ngừa hay làm chậm sự tiến triển cận thị ở trẻ em là tập cho trẻ một thói quen tốt cho mắt.

Trong học tập, trẻ nên được học trong điều kiện ánh sáng vừa phải; giấy từ sách vở không quá bóng lóa; không học tập hay làm việc căng thẳng nhiều giờ liền; duy trì khoảng cách từ mắt đến sách vở từ 30 – 40cm; thực hiện cho mắt nghỉ ngơi 5 – 10 phút sau mỗi giờ học. Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao ngoài trời, bổ sung các loại vitamin A, B, C, E… để mắt sáng khỏe, phòng tránh các bệnh về mắt. Với những trẻ cận nặng, cần duy trì khám mắt định kỳ để phòng ngừa nhược thị.

2.2. Loạn thị

Một trong các bệnh về mắt khá phổ biến ở trẻ liên quan đến tật khúc xạ là loạn thị. Loạn thị thường xuất hiện lúc mới sinh và có thể xảy ra kết hợp với cận thị hoặc viễn thị. Khoảng 30% trẻ em có loạn thị ở mức độ khác nhau. Tất cả các loại loạn thị thường có triệu chứng nhìn mờ, mỏi mắt, nhức mắt, nhìn hình bị biến dạng, nhòe hình. Các loại loạn thị thường gây nên suy giảm chức năng thị giác nhiều hơn. Cha mẹ có thể dựa vào các dấu hiệu sau để đưa con đi khám bác sĩ.

– Mắt mờ, nhìn hình ảnh bị mờ, nhòe đi.

– Tầm nhìn nhân đôi, nhìn một vật có thể xuất hiện 2 – 3 bóng mờ.

– Khó khăn khi nhìn ở bất kỳ khoảng cách nào.

– Một số biểu hiện kèm theo như: nhanh mỏi mắt, đau đầu, đau cổ, chảy nước mắt…

loan thi

Loạn thị cần được đeo kính và bổ sung dưỡng chất cần thiết để không bị suy giảm thị lực.

Bệnh có thể tiến triển nậng hơn và suy giảm thị lực nghiêm trọng khi không đeo kính thuốc hoặc bổ sung dưỡng chất cần thiết cũng như thói quen sinh hoạt, học tập không hợp lý. Vì vậy, cha mẹ nên chú ý đến những dấu hiệu bất thường ở con để can thiệp sớm các phương pháp điều trị, tránh dẫn tới các bệnh về mắt khác.

2.3. Lác

Lác là một trong các bệnh về mắt xảy ra do bẩm sinh hoặc do di căn của một số bệnh khác mang lại. Khoảng 4% trẻ em sinh ra hàng năm bị lác. Không chỉ là vấn đề thẩm mĩ mà lác còn gây nên hiện tượng nhược thị bởi khi bị lác, 2 mắt nhìn theo 2 hướng khác nhau và bị nhìn 2 hình. Với trường hợp lác một mắt thì mắt còn lại sẽ phải điều tiết với cường độ nhiều hơn và sẽ dễ dẫn đến tình trạng bị các bệnh: cận thị, thị lực kém, nhược thị…

Để có thể nhận biết, cha mẹ có thể tham khảo dấu hiệu khi bị lác mắt qua các hoạt động nhìn của trẻ để không nhần lẫn với các bệnh về mắt khác. Người bệnh khi nhìn vào một vật, hai mắt không cùng tập trung như bình thường mà nhìn vào hai hướng khác nhau. Lúc đó, trẻ thường phải nghiêng đầu để hai mắt cùng nhìn được chính xác vị trí, hình dạng vật.

  • 2 mắt không cân bằng, 1 hoặc cả 2 mắt nhìn theo hướng lệch vào trong hay lệch ra ngoài
  • Trẻ thường nheo mắt, nghiêng đầu để có thể nhìn rõ vị trí và hình dạng
  • Trẻ gặp khó khăn trong vận động, thường bị vấp té

lac le

Lác cần được chữa trị sớm để không gây cản trở thị lực sau này.

Lúc phát hiện trẻ có những biểu hiện trên, phụ huynh cần lập tức đưa trẻ đi khám ở các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa mắt uy tín để chữa trị và tránh bị nhược thị. Các phương pháp điều trị cho trẻ bị lác/ lé thường là thực hiện phẫu thuật sớm khi mắt bị lé chưa bị nhược thị.

2.4. Dị ứng mắt

Dị ứng mắt hay còn gọi là viêm kết mạc dị ứng. Đây là một trong số các bệnh về mắt xảy ra khi mắt phản ứng với vi khuẩn, virus, dị nguyên xâm nhập vào mắt. Lúc này, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra các chất chống lại dị nguyên gây cảm giác khó chịu cho người bệnh.

Một số dấu hiệu thường gặp khi bị dị ứng mắt như sau:

  • Cảm giác mắt ngứa hoặc bỏng rát
  • Chảy nước mắt, đỏ mắt
  • Có thể có gỉ xung quanh mắt, nhất là khi ngủ dậy
  • Sưng tấy mi mắt hoặc sưng húp, phù mọng kết mạc…

di ung mat

Dị ứng mắt có thể gây đau nhức, khó chịu cho trẻ.như các bệnh về mắt khác.

Trẻ cần đi khám để có thể được chữa trị sớm, tìm ra nguyên nhân gây dị ứng để có phương pháp dứt điểm phù hợp. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên sử dụng gạc lau mi mắt chuyên dụng để vệ sinh mắt cho con hàng ngày giúp kháng khuẩn, giảm viêm, giúp mắt đỡ nhức mỏi khó chịu.

2.5. Glocom

Glôcôm bẩm sinh là tình trạng tăng nhãn áp. Đây là một trong số các bệnh về mắt hiếm gặp, tỷ lệ mắc bệnh là 1/25.000 trẻ mới sinh. Trong đó tỷ lệ glôcôm bẩm sinh nguyên phát là 1/10.000 và 65% bệnh nhân là con trai. Bệnh thường được phát hiện ở 3 giai đoạn: sơ sinh, trước 3 tuổi và trước 16 tuổi. Có thể phát hiện bệnh thông qua 2 kiểu triệu chứng: cơ năng và thực thể:

Triệu chứng cơ năng: trẻ sẽ có xu hướng sợ ánh sáng, thường xuyên quay mặt vào bóng tối, chảy nước mắt và mờ mắt.

Triệu chứng thực thể: mi mắt hay nheo lại để tránh ánh sáng chiếu vào mắt; giác mạc to hơn bình thường; phù giác mạc kèm theo mờ giác mạc; vỡ màng Descemet với nhiều nếp nhăn; lồi mắt trâu, mắt thường có màu hơi xanh hoặc đen.

glocom

Nếu trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có xu hướng lảng tránh ánh sáng, rất có thể là dấu hiệu của Glocom. 

Bệnh Glocom có thể được điều trị bằng phương pháp dùng thuốc, laser hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, bệnh Glocom vẫn có thể tiến triển dù được điều trị đúng cách và không đạt hiệu quả nếu bệnh nhân không tuân thủ chế độ khám chữa bệnh định kỳ. Bệnh nhân khi xác định điều trị sẽ được lập hồ sơ theo dõi chặt chẽ suốt đời và thời gian tái khám định kỳ là 3 – 6 tháng 1 lần.

Đây là một bệnh nặng, nếu như không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới mù loà. Vì vậy, trẻ cần được phát hiện và điều trị sớm để giảm tổn thương dây thần kinh thị giác, ảnh hưởng đến thị lực.

>> Xem thêm: Những phương pháp điều trị bệnh glocom

2.6. Tắc tuyến lệ

Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là khuyết tật thường gặp nhất của hệ tuyến lệ. Hầu hết tắc tuyến lệ bẩm sinh sẽ tự khỏi sau 4 – 6 tuần, còn nếu tình trạng vẫn không đỡ, người bệnh cần được can thiệp phẫu thuật sau khi lớn hơn. Các triệu chứng của bệnh tắc tuyến lệ ở trẻ khá rõ rệt tuy nhiên khá dễ nhầm lẫn với các bệnh về mắt khác sau đây::

  • Tự chảy nhiều nước mắt mà không phải do trẻ khóc
  • Mắt đổ nhiều ghèn vàng, dính mi sau khi ngủ dậy nhưng không đỏ mắt
  • Nước mắt có dịch mờ đục, vàng trong,…

tac tuyen le

Tắc tuyến lệ ở trẻ cần được xử lý bằng cách mát-xa và vệ sinh bằng gạc lau chuyên dụng để giảm khó chịu.

Phụ huynh cần đưa trẻ đi khám để nhận được những phương pháp cải thiện tình trạng tắc tuyến lệ từ bác sĩ. Phương pháp mát – xa day ấn và vuốt dọc lệ đạo sẽ kích thích lưu thông ống lệ đạo và vệ sinh dịch tiết đúng cách sẽ giúp giảm viêm nhiễm và khó chịu cho trẻ.

Với trẻ trên 3 tháng tuổi, phương pháp mát – xa lệ đạo kết hợp sử dụng gạc lau mi mắt chuyên dụng để vệ sinh dịch tiết cho trẻ hàng ngày giúp tình trạng bệnh cải thiện nhanh hơn, giảm các triệu chứng viêm nhiễm một cách an toàn, hiệu quả mà không gây kích ứng. Nếu kiên trì, trẻ sẽ khỏi bệnh mà không cần phẫu thuật.

2.7. Sụp mí mắt

Sụp mí mắt bẩm sinh là một trong các bệnh về mắt liên quan đến mi mắt thường gặp và có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 mắt. Sụp mí mắt bẩm sinh có thể là dấu hiệu của bệnh liệt dây thần kinh não số III, nhược cơ làm ảnh hưởng đến sức khỏe đôi mắt, thậm chí là tính mạng của con người. Bên cạnh đó, nó còn làm mất thẩm mỹ và khiến người bệnh bị mặc cảm. Cách điều trị của căn bệnh này còn tùy thuộc vào mức độ sụp của mí mắt và chức năng của cơ nâng mi. Các biểu hiện của sụp mi mắt có thể dễ dàng nhận biết sau đây:

  • Mi mắt bị sụp xuống theo 3 mức độ: nhẹ (mi mắt sụp che đi 1 phần đồng tử), nặng (mi mắt sụp che đi nửa đồng tử mắt), nặng nhất (mi mắt sụp che hơn nửa đồng tử)
  • Mi mắt không có nếp mi rõ ràng, mi trê ít cử động khi nhìn xuống dưới
  • Trẻ phải ngửa cổ ra sau hoặc cố mở to mắt, nhăn trán để nhìn

sup mi mat

Sụp mí mắt nếu diễn tiến nặng có thể dẫn đến nhược thị

Sụp mí mắt là một trong số các bệnh về mắt gây nhược thị, cản trở thị lực, lác, ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập, ngoại hình của trẻ. Nếu cần phẫu thuật khi trẻ bị sụp mí quá nặng hoặc để trẻ có thể phát triển thị lực bình thường, độ tuổi thích hợp để thực hiện là khi trẻ đủ 3 tuổi trở lên. Tuy nhiên, khi trẻ xuất hiện các biểu hiện của sụp mí mắt, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân chính của bệnh và can thiệp chữa trị kịp thời.

3. Cách chăm sóc mắt khi mắc các bệnh về mắt

Khi trẻ có dấu hiệu mắc các bệnh về mắt, cha mẹ đều rất lo lắng không biết con bị bệnh gì, có nguy hiểm không, làm cách nào để con nhanh khỏi bệnh và cần làm những gì để đôi mắt con luôn sáng khỏe. Hiểu được những lo lắng, trăn trở đó của cha mẹ, Phòng khám mắt Bích Ngọc xin được chia sẻ những cách chăm sóc mắt cho trẻ dưới đây. Nếu thực hiện đúng, cha mẹ có thể giúp con cải thiện và phòng ngừa các bệnh về mắt.

cham soc mat khi mac cac benh ve mat

Chăm sóc mắt cho trẻ khi mắc các bệnh về mắt cần phải khoa học và phù hợp với tình trạng bệnh.

  • Vệ sinh mắt đúng cách thường xuyên: tập cho trẻ thói quen vệ sinh kỹ và nhẹ nhàng phần mắt bằng gạc lau chuyên dụng hoặc bông thấm dung dịch nước muối sinh lý, nước muối ấm sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, hạn chế nhiễm bệnh và giúp mắt khỏe mạnh hơn.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng tốt cho mắt: trong những bữa ăn hàng ngày, phụ huynh nên bổ sung đầy đủ các thực phẩm chứa nhiều vitamin tốt cho mắt và cơ thể như thịt, cá, gan, trứng, sữa, rau xanh đỏ, nấm, các loại hạt, ngô, khoai, cam, bơ… Ngoài ra, sử dụng thêm thuốc bổ mắt chứa nhóm vitamin B cho trẻ khi trẻ mắc các bệnh về mắt sẽ cải thiện thị lực rất tốt.
  • Thực hiện thăm khám, kiểm tra mắt định kỳ 6 tháng 1 lần: việc thăm khám định kỳ 2 lần 1 năm cho trẻ không mất quá nhiều thời gian nhưng lại giúp con đề phòng và kiểm soát các bệnh về mắt rất tốt.
  • Cho mắt nghỉ ngơi hợp lý: khi trẻ học tập hay giải trí bằng cách đọc sách, xem tivi, điện thoại…, phụ huynh cần hướng dẫn con cách để mắt nghỉ ngơi hợp lý, không bị quá mỏi và căng thẳng. Thời gian nghỉ cho mắt khoảng 15 phút 1 lần, mỗi lần nghỉ 20 giây. Phụ huynh cũng cần khuyến khích trẻ vui chơi ngoài trời khoảng 5 phút sau tiết học để mắt được thư giãn, việc đảm bảo trẻ được ngủ đủ giấc cũng giúp mắt khỏe hơn.
  • Học tập đúng tư thế: trẻ cần có bàn và ghế phù hợp với chiều cao để vừa với tầm mắt của mình, đảm bảo cho tầm mắt của trẻ đến mặt bàn từ 30 – 40cm, giữ thảng lưng, cổ, không vừa ăn vừa đọc sách hoặc xem tivi.
  • Đội mũ, đeo kính râm khi đi ra đường: tia UV từ ánh sáng mặt trời là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về mắt nguy hiểm. Đội mũ và đeo kính râm không chỉ giúp bảo vệ mắt khỏi tiếp xúc với tia UV mà còn ngăn chặn khói bụi, dị nguyên tấn công mắt.

4. Địa chỉ khám mắt cho trẻ em uy tín tại Hà Nội

Trước khi đưa trẻ đi khám các bệnh về mắt, hãy tìm hiểu rõ thông tin bệnh viện mắt, phòng khám mắt đó có uy tín không ? Đội ngũ y bác sĩ thăm khám có chuyên nghiệp, chất lượng không? Trang thiết bị trong phòng khám mắt, khoa mắt của trung tâm đó có gì? Chi phí khám mắt là bao nhiêu tiền, thời gian chờ đợi có thể là bao nhiêu, khám trong bệnh viện và ngoài phòng khám mắt uy tín cho bé có gì giống và khác nhau?….

Khám mắt trong các bệnh viện mắt tại Hà Nội, TPHCM hay hầu hết các tỉnh thành ở Việt Nam đều phải chờ đợi. Có những phòng khám mắt tại Hà Nội vẫn còn những thủ tục khám mắt lòng vòng khiến bạn mất cả nửa ngày trời để chạy vạy những thủ tục đó để được bác sĩ thăm khám.

Thấu hiểu được điều đó, Phòng khám mắt Bích Ngọc luôn tạo điều kiện để bệnh nhân được khám bệnh nhanh nhất. Phòng khám tự hào có đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm về nhãn khoa đã thăm, khám cho hàng ngàn bệnh nhân về mắt mỗi năm . Đặc biệt có TS.BSCK II Trịnh Thị Bích Ngọc – Nguyên là Phó Giám Đốc Bệnh Viện Mắt Hà Nội, là bác sỹ chính, trực tiếp khám và điều trị các bệnh về mắt cho trẻ em.

Chup day mat mau

TS.BSCK II Trịnh Thị Bích Ngọc luôn khám chữa bệnh mắt với trình độ chuyên môn cao và tận tâm nhất.

Phòng khám mắt Bích Ngọc là một trong những phòng khám mắt cho trẻ em uy tín hàng đâu tại Hà Nội. Phòng khám mắt Bích Ngọc tại Hà Nội luôn áp dụng những thành quả của khoa học kỹ thuật y khoa tiên tiến nhất ở trong nước cũng như trên thế giới để có thể chẩn đoán và chữa bệnh một cách nhanh chóng, chính xác nhất.

Với hơn 30 năm hoạt động thăm khám cho hàng ngàn bênh nhân mỗi năm, Phòng khám Mắt Bích Ngọc đã khám và điều trị cho hơn một triệu lượt bệnh nhân, tạo dựng được niềm tin của hàng triệu người khi khám bệnh về mắt tại phòng khám mắt Bích Ngọc.

Chính vì vậy Phòng Khám Mắt Bích Ngọc luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho bạn và gia đình!

Phòng khám mắt Bích Ngọc.

 

 

Bài viết cùng chủ đề: